Anh hùng Điện Biên Phủ: Ngày chiến thắng
Theo kết quả bốc thăm, đội Báo Thanh Niên rơi vào bảng A cùng với Báo Người Lao Động, Liên quân báo SGGP và VOH, CLB Phóng viên Thể thao. Bảng B gồm 4 đội: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Tuổi Trẻ, Đài Truyền hình TP.HCM (HTV), Liên quân Báo Pháp Luật TP.HCM và Zing News.Nhiều nam giới bị rối loạn tình dục sau khi dùng cỏ Mỹ
Ngày 11.3, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt cho biết, việc chậm xử lý tình trạng ô nhiễm tại hồ Vạn Thành 2 là do UBND P.5, TP.Đà Lạt thiếu kiên quyết vì khu vực chăn nuôi nằm ngoài hành lang bảo đảm an toàn hồ đập.Ông Hỷ cho biết, ngày 26.2.2024, trung tâm và UBND P.5 cùng một số cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt kiểm tra và lập biên bản về tình trạng ô nhiễm hồ nước Vạn Thành 2 và các hộ chăn nuôi heo quanh khu vực hồ. Thời điểm đó, 2 hộ chăn nuôi heo gồm Nguyễn Trọng Toàn và Trần Văn Trúc đang chăn nuôi trên 300 con heo, nhưng không cung cấp được giấy tờ pháp lý liên quan việc chăn nuôi như giấy đủ điều kiện, giấy phép môi trường. Lúc đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu các chủ cơ sở chăn nuôi không được thải nước thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và hồ Vạn Thành 2; khẩn trương di dời chuồng trại đi nơi khác theo quy định. Các hộ này đều ký vào biên bản.Sáng 11.3, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND P.5, cho biết năm 2024, khi làm việc, 2 hộ nuôi heo trên đồng ý di dời trại heo nhưng do họ chưa tìm được quỹ đất để dời. "Sáng nay (11.3), chúng tôi tiếp tục mời các hộ chăn nuôi heo phía trên thượng nguồn hồ làm việc, phường sẽ yêu cầu họ di dời trại heo để bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường và hồ nước Vạn Thành 2", ông Cường khẳng định.Trước đó, ghi nhận vào ngày 10.3 của PV Thanh Niên tại hồ thủy lợi Vạn Thành 2, trên địa bàn làng hoa Vạn Thành, P.5 (TP.Đà Lạt), nước hồ vẫn đang ô nhiễm khiến nhiều nông hộ không thể canh tác. Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Tổ trưởng dân phố Vạn Thành, cho biết hồ thủy lợi Vạn Thành 2 trước thuộc Tập đoàn 5 Vạn Thành, sau này thuộc sự quản lý của Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt. Trước đây, hồ nước rất trong xanh phục vụ nước tưới cho hơn 40 héc ta rau hoa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước hồ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhiều nông hộ không thể canh tác hoa.Ông Nguyễn Quốc Toản (nông dân Vạn Thành kiêm Tổ trưởng tổ tự quản hồ Vạn Thành 2) cho biết thêm, từ khi trên đồi phía thượng nguồn của hồ có 2 trại nuôi heo thì nước hồ bắt đầu bị ô nhiễm. Những ngày trời nắng nóng cả khu vực thung lũng này bốc mùi hôi thối, khó chịu. Gia đình ông không thể canh tác hoa.Tương tự, ông Trương Thanh Vũ (làng hoa Vạn Thành), cho biết: "Vườn hoa đồng tiền tưới nước hồ bị ô nhiễm, hoa bị châm kim, nhiễm bệnh rụng hết cánh không thể thu hoạch để bán. Nước ở hồ Vạn Thành 2 bơm vào hồ nuôi cá, cá cũng chết hết".Theo chân cán bộ UBND P.5, chúng tôi vượt núi đến 2 trại nuôi heo phía trên đồi. Mỗi trại heo nuôi khoảng 100 con heo lấy thịt. Quan sát thực tế, nước thải từ 2 trại heo này chạy vào ống nhựa dẫn xuống những hồ nhỏ phía dưới vườn cà phê bốc mùi hôi thối. Khi nước thải trong hồ quá nhiều, chảy tràn xuống khe suối và chảy vào hồ nước Vạn Thành 2.Chưa kể một số người dân gần 2 trại heo này cũng xin tận dụng nước thải của 2 trại heo trên để dẫn về vườn tưới gốc cà phê (thay phân). Điều đáng nói, những bể chứa này không có nắp đậy, luôn sủi bọt, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Khi hồ chứa đầy, nước thải hôi thối cũng chảy xuống hồ nước Vạn Thành 2.Ông Nguyễn Trọng Toàn (chủ trại heo) cho biết ông thuê đất của ông Phạm Công (người dân ở địa phương) để làm trại nuôi heo trong nhiều năm qua. Ông Toàn thừa nhận, việc nước hồ Vạn Thành 2 bị hôi thối, ô nhiễm có nhiều nguyên nhân, trong đó 2 trại nuôi heo cũng có một phần. Theo ông Toàn, có những hộ sau khi ngâm giá thể trồng hoa chậu cũng xả nước thải xuống hồ Vạn Thành 2."Trại heo của chúng tôi nuôi hơn 100 con, do nuôi bằng thức ăn thừa, không nuôi bằng cám nên heo chậm lớn. Hơn nữa, heo có nhiều lứa nên chúng tôi đang bán dần và sẽ có hướng chuyển trại heo đi nơi khác, không nuôi ở đây nữa", ông Toàn nói.Trước những thiệt hại do hồ nước bị ô nhiễm, từ giữa tháng 5.2022, người dân làng hoa đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. UBND P.5 cùng các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt đã đến hiện trường nhiều lần nhưng tình trạng nuôi heo gây ô nhiễm hồ nước vẫn chưa được xử lý. Khi họp cử tri, người dân làng hoa cũng đã nêu ý kiến nhưng rồi mọi việc vẫn đâu vào đấy, tình trạng nước hồ ô nhiễm ngày càng nặng.
Nga - Ukraine: Một năm chiến sự thay đổi thế giới
Hội đồng chuyên gia, cộng đồng bất động sản nhận định CaraWorld không chỉ là một đô thị biển đáng sống mà sẽ là biểu tượng mới của Cam Ranh đang vươn mình thức giấc nhờ 38 đại tiện ích bài bản cùng quy hoạch 70/30 độc đáo. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng Cam Ranh hiện sở hữu nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp đến từ loạt thương hiệu hàng đầu quốc tế nhưng vẫn thiếu vắng một điểm đến "all-in-one" mang lại trải nghiệm phong phú đủ sức níu chân du khách dài lâu. Việc CaraWorld chính thức ra mắt như một mảnh ghép hoàn hảo, vừa tạo nên một không gian an cư, nghỉ ngơi đúng nghĩa, vừa mở ra hành trình trải nghiệm không giới hạn, để du khách "đi hoài không hết, chơi hoài không chán" trong tương lai gần.Đại diện chủ đầu tư KN Cam Ranh cho biết, trước khi chính thức giới thiệu 38 đại tiện ích ra thị trường, đội ngũ quản lý thiết kế và các đơn vị tư vấn đã dành thời gian khảo sát và trải nghiệm thực tế tại các khu đô thị có quy mô tương tự không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các quốc gia trong khu vực. Chủ đầu tư đã tìm hiểu sâu sắc những yếu tố đặc biệt làm nên thành công của các dự án hàng đầu, đồng thời học hỏi từ những bài học kinh nghiệm để tạo nên một bản thiết kế quy hoạch đồng bộ và hiện đại. "Với phương châm uy tín - tiên phong - trách nhiệm, mục tiêu của chúng tôi tại dự án CaraWorld là mang đến trải nghiệm phong phú, đẳng cấp, phù hợp với nhu cầu của cả khách hàng trong và ngoài nước, góp phần đưa Cam Ranh trở thành điểm đến định danh độc lập trên bản đồ du lịch Việt Nam", đại diện chủ đầu tư KN Cam Ranh nhấn mạnh. Được biết, KN Cam Ranh là thành viên của KN Holdings - một trong những tập đoàn tư nhân hiếm hoi có bề dày hoạt động gần 50 năm trên thị trường, đã chứng minh năng lực vượt trội của mình qua các dự án thành công trước đây tại TP.HCM.Cụ thể, KN Holdings là một trong những đối tác Việt Nam đầu tiên của Capitaland từ năm 2006 và tiếp tục hợp tác xuyên suốt 18 năm với các dự án chung cư cao cấp tại TP.Thủ đức như: The Vista An Phú, Vista Verde, Feliz En Vista, Define. KN Holdings cũng hợp tác với đối tác Nhật Madea xây dựng và đưa dự án The Waterina Suite đi vào hoạt động. Với tổng mức đầu tư hơn 500 triệu đô la Mỹ, cung cấp hơn 3.000 sản phẩm cao cấp ra thị trường, góp phần thay đổi diện mạo đô thị TP.Thủ Đức.Một trong những điểm nhấn đặc biệt của CaraWorld chính là quy hoạch tiện ích với tỷ lệ vàng 70/30, cân đối hoàn hảo giữa tiện ích có mái che và ngoài trời. Từ những khu vườn nhiệt đới xanh mát, công viên chủ đề, cho đến các tiện ích trong nhà như trung tâm thương mại, nhà hàng cao cấp và khu vui chơi giải trí, CaraWorld tạo nên một hệ sinh thái toàn diện, đáp ứng đa dạng nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng, đảm bảo trong mát - ngoài vui.Dự án cũng phân chia rõ ràng các khu vực nghỉ dưỡng 3 - 6 sao, trung tâm giải trí, khu an cư, đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và không gian nghỉ ngơi. Hệ thống cầu đi bộ băng qua trục đường chính, lối đi bộ có mái che, cùng chỗ đậu xe hơi riêng cho từng căn tại phân khu Sông Town mang lại sự tiện nghi tối đa. Điều này đặc biệt phù hợp với nhu cầu của khách hàng sở hữu "second home" du lịch hoặc những du khách lưu trú ngắn ngày.Giới chuyên gia nhận định, một dự án đa dạng tiện ích không chỉ mang lại giá trị sống vượt trội cho cư dân, mà còn là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn. Với sự hiện diện của CaraWorld, cư dân không chỉ sở hữu một không gian sống hiện đại, tiện nghi, mà còn được hưởng lợi từ hệ sinh thái dịch vụ toàn diện, phục vụ mọi nhu cầu hàng ngày. Đối với nhà đầu tư vào Sông Town, đây là cơ hội để khai thác tiềm năng sinh lời từ lượng khách du lịch đông đảo đổ về Cam Ranh mỗi năm."Chúng tôi không bán từng m² đất mà bán trải nghiệm, sự hài lòng, và giá trị bền vững", là lời cam kết từ chủ đầu tư, thể hiện qua từng chi tiết nhỏ nhất trong quy hoạch và thiết kế. Mỗi tiện ích tại CaraWorld không chỉ đẹp mắt mà còn được bố trí hợp lý, tạo nên sự tiện lợi và cảm giác thư giãn tối đa.Bên cạnh đó, sự đa dạng về tiện ích còn giúp CaraWorld trở thành điểm đến lý tưởng cho mọi đối tượng: từ gia đình có trẻ nhỏ, cặp đôi, nhóm bạn trẻ cho đến các đoàn du lịch lớn. Không gian ngoài trời rộng lớn với Public Artwork, khu phức hợp thể thao, quảng trường trung tâm, câu lạc bộ bãi biển theo chủ đề, sở thú Cara Zoodoo, công viên nước với chủ đề "cá chép hóa rồng"; cùng khu vực trong nhà sang trọng, tiện nghi, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của du khách như cung điện mùa hè, bảo tàng yến, công viên kẹo ngọt, thiên đường hải sản, trung tâm trị liệu và chăm sóc sức khỏe,...Theo thông tin từ chủ đầu tư, trong giai đoạn 2025 - 2026 sẽ hoàn thành loạt đại tiện ích điểm đến: Cổng chào CaraWorld- lời chào từ Cam Ranh ra thế giới; Seafood Paradise - thiên đường hải sản tươi sống lớn nhất Cam Ranh; Cafe 360 độ; Quảng trường trung tâm giai đoạn 1, câu lạc bộ thể thao biển, spa center; Nhà hàng hải sản cao cấp, công viên thú cưng và thể thao ngoài trời, Yumi Foodfcourt; Công viên thể thao nước chủ đề "cá chép hóa rồng" giai đoạn 1,…
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
TP.HCM có bao nhiêu viện dưỡng lão phí từ 3 triệu đến hơn chục triệu/tháng?
Ngày 23.1, Cơ quan đại diện phía nam Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức chương trình Tết nhân ái với chủ đề Bữa cơm đoàn viên lần 2 năm 2025 nhằm giúp đỡ các trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già yếu, neo đơn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nhân đạo Quê Hương, Trung tâm nhân đạo Làng Tre và các trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Q.1, Q.3 (TP.HCM).Bữa cơm đoàn viên là nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam mỗi khi tết đến, là điều mong đợi của nhiều gia đình sau cả năm làm việc. Với mong muốn góp thêm niềm vui cho những mảnh đời cơ nhỡ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã và đang cùng xã hội chăm lo để ai cũng có tết. Ông Vũ Thanh Lưu, Phó chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chia sẻ: "Năm 2024, tại chương trình Bữa cơm đoàn viên lần 1, những ánh nhìn rạng rỡ, nụ cười hạnh phúc của các cô chú, các em nhỏ đã làm chúng tôi xúc động. Tình yêu thương là những kỷ niệm đẹp, giúp các cô chú, các cháu có thêm niềm tin và niềm hy vọng vào cuộc sống tương lai ngày càng tốt đẹp hơn". Ngoài được thưởng thức các món ăn ngày tết, các cô chú tại trung tâm bảo trợ và các em nhỏ còn được xem các tiết mục văn nghệ, múa lân… Dịp này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 100 phần quà (mỗi phần trị giá trên 500.000 đồng và tiền mặt 1 triệu đồng) cho trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa và 20 phần quà tặng cho đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường. Tổng trị giá quà tặng hơn 380 triệu đồng.